Nguồn gốc và Ý nghĩa của tranh Vinh Quy Bái Tổ

Tranh Vinh Quy Bái Tổ nói về ý nghĩa truyền thống “uống nước nhớ nguồn” hay cụ thể hơn là nói về người con quê hương đi dự kỳ thi khoa cử đạt thành tích cao nhất nay trở về quê hương nơi sinh thành dưỡng dục. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa thực sự và cách treo tranh Vinh Quy Bái Tổ trong nhà như thế nào hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết này nhé. Rất mong Quý đọc giả cùng đóng góp để bài viết ngày càng đầy đủ ý nghĩa và sâu sắc hơn!

Nguồn gốc của phong tục Vinh Quy Bái Tổ

 “Vinh Quy Bái Tổ” không biết là có từ bao giờ nhưng theo Thư tịch thuộc loại cổ nhất ở nước ta được soạn thảo thì từ thời nhà Lý năm 1335 những người đỗ đạt ở Kinh Kỳ sẽ có hẳn ân huệ được cấp áo mũ, võng, ngựa để về quê hương bái tổ và được ghi danh vào sử sách.

 Để ghi danh muôn đời những nhân tài đỗ đạt Tiến Sĩ qua các kỳ thi khoa cử vào năm Giáp tý thứ 2 của thế kỷ 15 (tức năm 1484) thời vua Lê Thánh Tông (Sinh ngày 25/8/1442 – Lên ngôi từ ngày 26/6/1460 – đến khi qua đời ngày 3/3/1497) là người đề xướng dựng bia đá đề danh tiến sĩ để tôn vinh các tri thức Nho học đỗ đạt. Năm 1484 chính thức dựng bia đá đầu tiên ghi lại lịch sử của khoa thi năm 1442 (tức năm Vua lê Thánh Tông ra đời), Bia đá cuối cùng trong số 82 bia đá còn được lưu giữ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) được dựng vào năm 1780 để ghi lại kỳ thi khoa cử năm 1779.

 Khi thi đậu Tiến sĩ qua các kỳ thi khoa cử sẽ được Vua ban mũ áo, cân đai, trâm hoa, vàng, bạc, lụa màu và cho quân lính đưa rước về nơi sinh thành. Dân làng sẽ tổ chức buổi lễ thật long trọng và bày yến tiệc để đón rước vị tân khoa, đoàn rước với rất nhiều người hầu và quân lính cầm cờ, lọc, người đánh trống, người đánh chiêng rầm rộ. Nếu như vị tân khoa cử đã có vợ thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng như trong câu thơ miêu tả sau:

“Công thành danh toại về làng

Ngựa Anh đi trước võng Nàng theo sau

Bên nhau cho đến bạc đầu

Vinh hoa phú quý trọn câu nghĩa tình”

 Khi về tới làng thì vị Tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng để bái tạ tổ tiên rồi sau đó về bái tạ thầy dạy học và cha mẹ. Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị Tân khoa, cha mẹ, họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị Tân khoa bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ, thầy dạy, hàng xóm láng giềng vì nhờ họ mà vị Tân khoa mới được như vậy, điều đó thật đúng với truyền thống và đạo lý của người Việt “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”


Hình ảnh tranh Vinh Quy Bái Tổ gỗ Gụ khảm ốc


Ý nghĩa của Vinh Quy Bái Tổ

 “Vinh Quy Bái Tổ” có ý nghĩa như sau: “Vinh” – Nghĩa là Vinh danh, thành công, đạt được thành tính cao trong một lĩnh vực nào đó; “Quy” – nghĩa là trở về; “Bái”- nghĩa là bái lậy; “Tổ”- nghĩa là người sinh thành dưỡng dục. Vậy “Vinh Quy Bái Tổ” có nghĩa là một người nào đó thành danh, đạt được thành tích cao trong một lĩnh vực nào đó như thi cử, kinh doanh …. Sau đó trở về quê hương nơi sinh thành dưỡng dục để tạ ơn tổ tiên, cha mẹ, làng xóm những người đã giúp đỡ xưa kia và nhờ đó mới được như bây giờ. Đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” đã có từ rất lâu ở nước ta.

Thời Vua chúa xưa thì Vinh Quy Bái Tổ thường chỉ dùng cho những người thi khoa cử đỗ đạt trở về quê hương. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển cũng như có rất nhiều lĩnh vực để con người có thể vươn tới sự thành công và đem vinh quang về cho gia đình, quê hương, đất nước hơn thế nữa cũng có rất nhiều người đi xa xứ làm ăn kinh doanh phát đạt mong muốn trở về thăm quê hương đồng thời có những đóng góp cũng như cống hiến để xây dựng và phát triển quê hương.

Từ khung cảnh của đoàn rước của Tân khoa về quê bái tổ mà người xưa đã khắc họa lại trong các bức tranh vẽ, tranh thêu, tranh đục, tranh khảm … từng khung cảnh trong tranh “Vinh Quy Bái Tổ” được khắc họa với tâm điểm là đoàn rước hướng từ thành thị đi qua cây cầu để về miền quê trong buổi chiều tà, đoàn rước với người cầm cờ, lọng, người đánh trống, người đánh chiêng, vị đội mũ quan cưỡi ngựa đi trước, người phụ nữ ngồi võng theo sau (tùy theo truyền thống từng vùng mà có thể không có võng nàng theo cùng đoàn rước), thêm vào đó là khung cảnh về miền quê nơi có cây Đa, Giếng nước, Đình làng, ngoài ra còn có thể có thêm những khung cảnh rất dân dã khác gắn liền với các vùng quê như cảnh dân làm ruộng, bán hàng …..

Phân loại tranh Vinh Quy Bái Tổ?
 Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tranh vinh quy bái tổ khác nhau nhưng Chúng tôi xin được phân chia ra một số loại như Tranh sơn dầu, tranh đông hồ, tranh đục gỗ, tranh khảm ốc, tranh đá quý, tranh đá, tranh đồng, tranh thiếp vàng, tranh gốm sứ….

 Ngoài ra có thể phân loại theo tranh dành cho người đã lập gia đình và tranh dành cho người chưa lập gia đình.



Cách treo tranh Vinh Quy Bái Tổ như thế nào là đúng?

 Tranh Vinh quy bái tổ nên được treo ở nơi trang trọng, dễ thấy và thường được treo ở vị trí trang trọng trong phòng khách, nhà thờ tổ (Ngoài ra cũng có thể treo ở phòng làm việc, phòng thờ, phòng đọc sách) mục đích là để nhắc nhở bản thân và con cháu phải luôn phấn đấu tu dưỡng học hành và dù có đi đâu, làm gì thì cũng phải luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về tổ tiên, ông bà và nơi sinh thành dưỡng dục như truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam và như câu ca dao “ Công Cha, nghĩa Mẹ, ơn Thầy” đó là truyền thống rất đáng tự hào của người con đất Việt.

Việc lựa chọn và treo tranh cũng cần phải lưu ý để không làm mất ý nghĩa thực sự của bức tranh và đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Đối với người có gia đình thì nên chọn tranh mà trên võng có người phụ nữ ngồi còn đối với người chưa lập gia đình thì nên chọn tranh mà trên võng không có ai ngồi.
  • Việc chọn tranh sao cho đảm bảo nguyên tắc đoàn rước trên tranh phải đi theo hướng từ ngoài vào trong nhà tức là theo hướng từ cửa chính đi nào nếu treo ở bên phải thì phải chọn tranh sao cho đoàn rước đi từ phải sang trái và ngược lại nếu treo tranh ở bên trái thì chọn tranh sao cho đoàn rước đi từ trái qua phải, tuyệt đối không chọn ngược lại vì sẽ là sai ý nghĩa của tranh và làm ảnh hưởng đến sinh khí trong nhà.
  • Nên treo tranh ở nơi trang trọng và dễ nhìn nhất trong nhà như ở phòng khách của gia đình, ngoài ra có thể treo ở phòng thờ, phòng làm việc

Bài viết cùng chủ đề

X
Hỗ trợ trực tuyến